Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đồng Nai đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai của dịch thuật Đồng Nai Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đồng Nai bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 261/1 Tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Hai thanh niên dùng súng cướp cửa hàng

Hai thanh niên dùng súng cướp cửa hàng
 
 
Hai thanh niên dùng súng cướp cửa hàng

Camera an ninh tại cửa dịch công chứng hàng.

Camera an ninh cửa hàng Bách Hoá Xanh trên đường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, ghi nhận, 4 nhân viên mặc đồng phục và một khách nữ có mặt tại đây lúc gần 22h ngày 27/3.

Bất ngờ hai thanh niên cao hơn 1,7 m mặc quần jeans, áo khoác dài tay, đội mũ bảo hiểm, đeo găng tay và khẩu trang kín mặt xông vào. Một tên cầm súng ngắn, gã còn lại cầm dao đe doạ, buộc mọi người ngồi xuống.

Hai tên nhảy vào trong quầy lục lọi, lấy tiền, gỡ CPU máy tính rồi tẩu thoát. Vụ cướp xảy ra trong hơn một phút, không có ai bị thương.

Sáng 28/3, Công an quận Tân Phú trích xuất camera, lấy lời khai nhiều người.

Quốc Thắng

Hiểm hoạ Covid-19 ở những chợ quê tấp nập

Theo chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0h ngày 28/3 đến hết ngày 15/4/2020. Tuy nhiên một số chợ quê vẫn "náo nhiệt" sáng 28/3.

Trái với cảnh vắng lặng, ế khách ở các khu chợ, cửa hàng trên nhiều thành phố lớn, chợ quê vẫn tấp nập người mua bán trong tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp.

Chợ Đồng nằm trên địa bàn xã Đồng Cẩm, huyện Kim dịch công chứng Thành, tỉnh Hải Dương, là một khu chợ lớn, họp vào buổi sáng. Người tới mua, bán là người dân của nhiều xã trong địa bàn huyện Kim Thành. Sáng 28/3, chợ vẫn đón hàng trăm lượt người dân, nhưng không hề có cơ quan chức năng và nhân viên y tế tuyên truyền cho người dân về tình hình dịch bệnh, đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn hay treo biển khuyến cáo người dân đeo khẩu trang.

Chợ Đồng sáng ngày 28/3. (Ảnh: Hồng Thương)

Chợ Đồng sáng ngày 28/3. (Ảnh: Hồng Thương)

Không những vậy, trong chợ, nhiều quán bán phở, bún, cháo, chè, bánh... vẫn phục vụ người dân. Những quán ăn nằm ngay cạnh khu bán thịt, cá và nhiều người đi lại. Việc này không chỉ không đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn là mối đe dọa lớn nếu có người dương tính với Covid-19.

Người dân tập trung ăn uống ở những quán ăn trong chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Người dân tập trung ăn uống ở những quán ăn trong chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Hôm nay chợ thậm chí còn đông hơn những ngày trước vì là cuối tuần. Vài người dân nghe thông tin dịch bệnh nhiều nên cũng và đeo khẩu trang. Tuy nhiên, không ít người vẫn thờ ơ với việc chống dịch. Với người dân quê, thực phẩm là nhu cầu thiếu yếu, nên dường như vẫn không từ bỏ được thói quen đi chợ.

Một số người không đeo khẩu trang khi đến chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Một số người không đeo khẩu trang khi đến chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Những chợ nhỏ của từng xã trung bình có khoảng hơn 100 người đến mua hàng, tuy nhiên những chợ lớn (là chợ chung của nhiều xã) có thể thu hàng trăm lượt người dân ở các xã đến mua bán, trao đổi hàng hóa. Việc tập trung đông người dẫn đến nguy cơ cao lây nhiễm và khó kiểm soát dịch bệnh. Nếu chính quyền mỗi địa phương không có những giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức và quản lý việc họp chợ của người dân, e rằng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng sẽ là rất lớn.

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .

Hồng Thương

Bạo lực gia đình gia tăng vì lệnh phong tỏa

Cảnh sát tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) cho biết, số vụ bạo lực gia đình được báo cáo tăng gấp ba lần trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, từ 47 lên 162 vụ. "Dịch bệnh đã tác động rất lớn đến bạo lực gia đình. Theo thống kê của chúng tôi, 90% nguyên nhân của bạo lực (trong giai đoạn này) có liên quan đến dịch Covid-19", ông Wan Fei, một sĩ quan cảnh sát đã nghỉ hưu, người sáng lập chiến dịch từ thiện chống bạo hành gia đình, cho hay.

Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường ở Barcenola (Tây Ban Nha). Ảnh: Pau Barrena/AFP

Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường ở Barcenola (Tây Ban Nha). Ảnh: Pau Barrena/AFP

Ở Brazil, tình trạng này cũng tương tự. Theo đài phát thanh Globo, một trung tâm tình thương đã tiếp nhận tin báo về bạo hành gia đình tăng vọt trong các khu cách ly để ngăn Covid-19. "Chúng tôi nghĩ có sự gia tăng 40% hoặc 50% số vụ. Chúng ta cần bình tĩnh để giải quyết khó khăn này", Adriana Mello, một thẩm phán ở Rio de Janeiro chuyên về bạo lực gia đình, cho biết.

Chính quyền vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha cũng thông báo các cuộc gọi tới đường dây của họ tăng 20% trong vài ngày đầu kể từ khi lệnh phong tỏa được áp đặt. Tại Síp, các vụ ngược đãi được báo qua đường dây nóng tương tự tăng 30% trong tuần sau ngày 9/3, khi quốc đảo xác nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. "Số vụ gia tăng mạnh mẽ. Đường dây trợ giúp 24/24 của chúng tôi lúc nào cũng có cuộc gọi đến", Annita Draka, Hiệp hội phòng chống bạo lực gia đình có trụ sở tại Nicosia, thủ đô của Sip, cho biết.

Những con số đáng báo động trên mới chỉ ghi được những trường hợp phụ nữ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhiều người không thể thực hiện cuộc gọi vì họ sợ hoặc bị ngăn cản.

Ở Italy, các cuộc gọi tới đường dây trợ giúp giảm mạnh, nhưng nhiều tin nhắn và email có nội dung rất tuyệt vọng. "Một người phụ nữ dịch công chứng phải tự nhốt mình trong phòng tắm để nhắn tin cầu cứu", Lella Palladino, chủ tịch của DiRe, mạng lưới chống bạo hành phụ nữ, nói và cho biết thêm nhiều người tuyệt vọng hơn khi không thể chạy ra ngoài. Palladino dự đoán sẽ có "sự gia tăng bùng nổ" số vụ lạm dụng được báo cáo khi các hạn chế đi lại được nới lỏng.

Một phụ nữ băng qua con đường vắng vẻ ở Paris trong thời kỳ phong tỏa. Ảnh: Thibault Camus/AP.

Một phụ nữ băng qua con đường vắng vẻ ở Paris trong thời kỳ phong tỏa. Ảnh: Thibault Camus/AP.

Chính quyền ở nhiều quốc gia đã nhận ra vấn đề và họ cũng có những phản ứng đầu tiên. Ở Tây Ban Nha - nơi lệnh phong tỏa vô cùng nghiêm ngặt và nhiều người đang bị phạt vì vi phạm - chính phủ thông báo sẽ không áp dụng lệnh cấm với những người phụ nữ phải ra khỏi nhà để báo cáo hoặc trốn chạy bạo lực gia đình.

Nhưng từng đó là chưa đủ. Ngày 19/3, nước này đã chứng kiến vụ án mạng liên quan đến bạo lực gia đình đầu tiên kể từ khi có lệnh phong tỏa. Một người phụ nữ bị chồng sát hại trước mặt con cái ở tỉnh ven biển Valencia.

Các nhà hoạt động cho biết mối đe dọa gia tăng đối với phụ nữ và trẻ em là "tác dụng phụ" có thể dự đoán được của lệnh phong tỏa. "Tình trạng này xảy ra trong mọi cuộc khủng hoảng. Những gì chúng tôi lo lắng là tỷ lệ bạo lực đang gia tăng trong khi các dịch vụ trợ giúp phụ nữ hoặc khả năng tiếp cận các dịch vụ này suy giảm. Đây là một thử thách thực sự", Marcy Hersh, một quản lý cấp cao về vận động nhân đạo tại Women Delivery – một tổ chức bảo vệ phụ nữ, cho biết.

Nhiều quốc gia xuất hiện những lời kêu gọi thay đổi chính sách hoặc pháp lý để giảm nguy cơ phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi trong khu vực cách ly.

Ở Anh, Mandu Reid, lãnh đạo đảng Bình đẳng Phụ nữ, kêu gọi cảnh sát đuổi những kẻ bạo hành ra khỏi nhà trong thời gian phong tỏa.

Một công tố viên ở Trento, Italy, ra quy định trong các tình huống bạo lực gia đình, kẻ bạo hành phải rời khỏi gia đình chứ không phải nạn nhân. Tổng liên đoàn Lao động (CGIL) đã hoan nghênh quyết định trên.

"Mọi người đều thấy khó khăn khi phải ở yên trong nhà vì Covid-19, nhưng nó trở thành cơn ác mộng thực sự đối với các nữ nạn nhân của bạo lực", CGIL cho hay.

Tại Đức, chủ tịch nhóm nghị sỹ Đảng Xanh ở Quốc hội Đức, bà Katrin Göring-Eckardt kêu gọi chính phủ cung cấp những nơi ở an toàn cho họ. "Không gian trong các ngôi nhà an toàn cho phụ nữ bị thiếu thốn ngay cả trong thời điểm bình thường", bà nói với truyền thông Đức và kêu gọi các nhà chức trách xem xét chuyển đổi các khách sạn và nhà khách trống làm nơi trú ẩn cho những phụ nữ bị bạo lực. Đồng thời bà đề xuất bỏ quy định cấm rời nhà cho những phụ nữ dễ bị tổn thương.

Phó chủ tịch nhóm nghị sỹ Đảng Xanh, Katja Dörner, đề xuất thực hiện các chuyến kiểm tra thường xuyên những trường hợp có nghi ngờ trẻ em bị ngược đãi, bất chấp các quy tắc cấm tiếp xúc.

Cảnh sát ở bang Uttar Pradesh, một trong những nơi có tình trạng bạo lực tệ nhất ở Ấn Độ, đã cung cấp đường dây nóng trợ giúp khi số vụ gia tăng.

"Chặn nCoV, không phải chặn tiếng nói của bạn", một biểu ngữ trên trang nhất một tờ báo cho hay. Cảnh sát hứa sẽ xử lý từng trường hợp và cảnh sát có thể bắt giữ thủ phạm của bất kỳ hành vi bạo lực nào.

Maria Syrengela, người đứng đầu cơ quan chính sách gia đình và bình đẳng giới của Hy Lạp, cho biết họ nhận ra được bạo lực gia đình là vấn đề thường xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng nên đang nỗ lực để ngăn chặn.

"Một khi số liệu chính thức được công bố vào tuần tới và chúng tôi biết quy mô thực sự của vấn đề, chúng tôi sẽ tận dụng các kênh truyền hình cũng như phương tiện truyền thông xã hội và báo chí chính thống. Tôi chắc chắn tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng sẽ khiến tình trạng này (bạo lực gia đình) trở nên tồi tệ hơn", bà nói.

Ánh Dương (Theo The Guardian)

Thắt chặt an ninh Bệnh viện Bạch Mai

Thắt chặt an ninh Bệnh viện Bạch Mai - VnExpress
VnExpress
   

Thắt chặt an ninh Bệnh viện Bạch Mai

Hà NộiLực lượng an ninh, công an kiểm soát chặt hoạt động ra vào Bệnh viện Bạch Mai sau khi 12 người mắc nCoV tại đây.

Lộc Chung

Thời sự Thứ bảy, 28/3/2020, 20:19 (GMT+7)

 

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Nhầm tên trường trong bài kiểm tra, nữ sinh bị cô giáo thả một câu nhẹ nhàng nhưng đủ toát mồ hôi hột

Cho dù cả ngày chỉ mỗi việc ăn với học (theo lời nói phụ huynh) nhưng học sinh không tránh khỏi tình trạng "15 phút ngáo ngơ". Đến trường thì có hôm lại quên sách vở, bút thước; giáo viên dặn hoàn thành bài tập về nhà thì quên không nhớ để làm... Đến khi cần đụng đến mới tá hỏa chữa cháy.

Thế nhưng có những việc phát hiện kịp thời còn có cơ hội sửa sai. Ngược lại, có những việc làm rồi thì bước không được mà lùi cũng không xong. Ví dụ như sự cố của cô nàng dưới đây.

Theo thông tin chia sẻ, nữ sinh này có tên N.T.D.L, đang học lớp 10. Mới đây, trong bài kiểm tra Ngữ Văn của mình, D.L đã ghi luôn tên trường là THCS Phú Xuân thay vì là THPT. Mặc dù viết nhầm to đùng đoàng là thế nhưng D.L vẫn không phát hiện ra mà nộp bài thản nhiên rồi ung dung chờ kết quả.

Nhầm nhọt cả tên trường trong bài kiểm tra, nữ sinh lớp 10 bị cô giáo thả một câu nhẹ nhàng nhưng cũng đủ toát mồ hôi hột - Ảnh 1.

Bài kiểm tra ghi sai tên trường.

"Đến hẹn lại lên", sau khi nhận bài về, D.L nhận được bài kiểm tra với con 8 đỏ chót. Nhưng trên đầu tờ giấy có kèm dòng chữ vô cùng thân thương của cô: " Vẫn nhớ về trường xưa thế này, các thầy cô cấp THCS phải giữ lại".

Sau khi hình ảnh được chia sẻ, rất nhiều bạn trẻ hồi tưởng và háo hức bình luận. Bất ngờ là không chỉ có nữ sinh này nhầm mà có rất nhiều người cũng chung tình trạng tương tự.

"Hồi lớp 10, làm bài kiểm tra 15 hay 45 phút thì tớ đều phải bỏ ra 2-3 phút gì đấy để đấu tranh tư tưởng không ghi nhầm THCS".

"Chung họ Phan nên thay vì ghi tên trường THPT Phan Việt Thống thì mình ghi sang THPT Phan Thanh Đạt là tên mình. Ngáo thật sự".

"Năm vừa rồi mình học lớp 11 có thi cuộc thi hát tiếng hát mừng xuân. Lúc giới thiệu thì nói là học sinh của trường THCS... chứ".

"Hồi là học sinh thì cứ đầu năm lại ghi nhầm tên lớp vào tờ kiểm tra. Lên đại học thì 4 năm đều 1 tên lớp nên khỏe re luôn".

"Đây tớ lên cấp 3 nhưng vẫn viết tên trường cấp 2 nên cô giáo sinh thẳng tay trừ 1 điểm luôn".

Bên cạnh đó cũng có bạn hài hước bày tỏ: "Văn được 8 điểm thì cho học bổng dịch công chứng học đại học luôn chứ giữ lại THCS làm gì cô ơi. Hồi đi học em chỉ mong điểm Văn em trên 4 điểm thôi".

Hay người khác tỏ ra nguy hiểm lý giải: "Thật ra đây là giấy kiểm tra hồi cấp 2. Lỡ viết sẵn tên trường nhưng chưa dùng hết nên cố dùng nốt".

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch?

Nước có nhiều ca nhiễm bệnh nhất thế giới

Trung Quốc - nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên - từng là nước giữ vị trí này. Kế sau Trung Quốc là Italy, với 80.589 ca dương tính theo số liệu cuối ngày 26/3. Tuy nhiên, sáng ngày 27/3, Mỹ đã chiếm vị trí dẫn đầu với 82.404 trường hợp mắc COVID-19, và con số này sẽ không dừng lại tại đây.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 1.

Cuối tháng 2, Trung Quốc có hơn 80.000 ca bệnh và dịch COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Italy. Trong khi đó, tình hình tại Mỹ dường như vẫn ổn - ít nhất là về mặt số liệu. Ngày 20/2, Mỹ thông báo chỉ có 15 trường hợp và đều liên quan tới người di chuyển từ vùng dịch về.

Nhưng một khi các quan chức bắt đầu xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng, số lượng người nhiễm càng ngày càng tăng. Ngày 1/3, chỉ có 75 ca. Ngày 7/3, 435 ca. Ngày 14/3, 770 ca. Ngày 21/3, con số là 24.192. Ngày 27/3, 82.404 trường hợp - và con số này sẽ tiếp tục tăng trong nhiều tuần tới.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 2.

Ảnh: Jeremy Hogan/Echoes Wire/Barcroft Media

Tại sao mọi chuyện lại thay đổi nhanh như vậy? Có thể thấy câu trả lời là virus đã âm thầm lây lan trong khi người Mỹ không đề phòng. Hồi tháng 2, quan chức chính phủ, truyền thông, và thậm chí một số chuyên gia vẫn đảm bảo rằng không có gì phải sợ cho tới khi nó trở thành vấn đề đủ lớn để quan tâm. Tuy nhiên, tới nay, virus corona đã trở thành vấn đề quá lớn để có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

Tổng thống Trump cũng hứng chịu nhiều chỉ trích khi cắt giảm nhân sự, nguồn lực và các cơ quan cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh. Theo Vox, ông Trump đã đưa ra nhiều thông tin sai lệch về COVID-19 như đã làm với nhiều vụ bê bối trước đó.

Khi chính phủ Mỹ thờ ơ với dịch bệnh và có dấu hiệu từ các nước khác cho thấy đại dịch đã rất gần kề Mỹ, rất ít người dám nói thẳng. Những người làm như vậy đều bị cho là thổi phồng vấn đề. Hầu hết người Mỹ lắng nghe lời trấn an của chuyên viên y tế và nghĩ rằng con số lây nhiễm thấp phản ánh thực tế.

Trong lúc đó, virus vẫn tiếp tục lây lan.

Hiện tại, Mỹ đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Câu hỏi hiện tại là: Mọi thứ đã quá muộn hay chưa?

Số ca dương tính nhiều nhất thế giới: Ý nghĩa thực sự là gì?

Mỹ có số ca dương tính với COVID-19 nhiều hơn bất kì nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, cần phải xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Vấn đề đầu tiên, có thể Mỹ vẫn đang chưa làm đủ xét nghiệm (những người có triệu chứng nhẹ thường được yêu cầu tự cách ly ở nhà và không làm xét nghiệm), vấn đề này tại những quốc gia khác có thể còn nghiêm trọng hơn. Một số chuyên gia cho rằng, một số quốc gia như Iran, Ấn Độ và Indonesia hiện chưa thể tìm ra được tất cả người dương tính với COVID-19 vì vấn đề dân số đông, hệ thống y tế chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của người khám bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 3.

Ảnh: John Moore/Getty Images

Một vấn đề khác là dân số. Mỹ hiện tại là quốc gia có dân số đông thứ 3 thế giới. Điều đó có nghĩa là tỉ lệ người nhiễm bệnh trên dân số vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác. Ví dụ, tại Italy, cứ 750 người dân lại có 1 người nhiễm. Ở Mỹ, tỉ lệ là 4.000 người dân có 1 người nhiễm. Chỉ số này có thể phản ánh rõ ràng hơn về tình trạng y tế ở một quốc gia và ảnh hưởng của virus tới nước đó.

Vậy nên, có thể thấy, Mỹ có số ca dương tính cao nhất thế giới vì có đông dân, virus lây lan mạnh và năng lực xét nghiệm trên diện rộng. Mỹ cần phải xử lí tình hình một cách nghiêm túc.

Virus corona đã xâm nhập nước Mỹ như thế nào?

Hồi tháng 1, Trung Quốc đã phong tỏa đất nước khi bệnh viện và các khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Vũ Hán bị quá tải do bệnh nhân nhiễm COVID-19. Mỹ đã phản ứng bằng cách cấm tất cả những công dân nước ngoài từng tới Trung Quốc để hạn chế dịch. Tiến sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nói: "Việc này đã giúp trì hoãn lượng người bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian và giúp Mỹ có thêm thời gian chuẩn bị".

"Tuy nhiên, cách chính phủ phản ứng lại khiến mọi thứ diễn biến xấu đi".

Ban đầu, bệnh nhân phải đáp ứng một số tiêu chuẩn được đặt ra trước khi được xét nghiệm. Ví dụ, người này phải từng tới Trung Quốc trong khoảng thời gian gần đây hoặc tiếp cận với một người được xác định dương tính.

Tức là, nếu người này nhiễm virus corona khi ở Hàn Quốc, Iran, Italy hoặc bất kì quốc gia nào khác có dịch bệnh, họ sẽ không được xét nghiệm. Nếu họ lây cho người khác, thì người đó cũng không được xét nghiệm. Bởi Mỹ cấm người nước ngoài tới từ Trung Quốc và chỉ xét nghiệm hạn chế với những tiêu chuẩn nhất định, do đó không thể phát hiện được liệu virus có đang lây lan tại Mỹ hay không.

Trong khi đó, mọi người vẫn tin tưởng số liệu từ CDC rằng không có ca lây nhiễm chéo tại Mỹ.

Các quan chức cũng trấn an người dân rằng nguy cơ do virus corona gây ra ở Mỹ "ở mức rất thấp" và truyền thông đăng tải các bài viết cho rằng người Mỹ chịu nhiều rủi ro từ cúm hơn là virus corona.

Dựa trên số liệu từ những bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên, một nhà virus học ước tính tới cuối tháng 2, Mỹ đã có hơn 7.000 ca nhiễm bệnh.

Nếu phát hiện được con số này từ sớm, Mỹ đã có thể thực hiện xét nghiệm diện rộng và không cần áp dụng những biện pháp gây tổn hại tới kinh tế mà các quốc gia khác đang áp dụng để ngăn chặn virus, ví dụ như truy dấu những người đã tiếp xúc với các ca dương tính, tăng cường sản xuất khẩu trang và phân phối rộng rãi những trang thiết bị y tế cần thiết.

Thay vào đó, Mỹ lại ứng xử như thể vẫn an toàn trước dịch bệnh và bỏ lỡ thời điểm vàng để ngăn dịch bùng phát.

Những động thái chậm chạp

Tới tháng 3, rõ ràng việc lây nhiễm trong cộng đồng đã diễn ra tại nhiều thành phố ở Mỹ. Nhưng phản ứng với COVID-19 vẫn rất chậm. Tốc độ xét nghiệm vẫn không theo kịp được tốc độ lây nhiễm.

Các bang, hạt và thành phố Mỹ tự phải đưa ra quyết định đóng cửa trường học, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, thúc giục người dân thực hiện các biện pháp giữ khoảng cách trong xã hội, hoặc phong tỏa khu vực.

Chính quyền các vùng làm việc này mà không có dữ liệu đầy đủ do thiếu kết quả xét nghiệm từ cộng đồng. Italy đã đóng cửa toàn bộ trường học từ ngày 4/3 và đã phong tỏa đất nước khi có ít hơn 10.000 ca; Mỹ đã lần lượt vượt qua mốc 10.000 ca (ngày 19/3), mốc 20.000 ca Biên phiên dịch (ngày 21/3) và mốc 50.000 ca (ngày 24/3) mà không có bất kì thông báo toàn quốc nào về việc hạn chế các hoạt động không cần thiết.

Việc phong tỏa khiến kinh tế gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhưng tính mạng của hàng nghìn công dân Mỹ cũng đáng lo ngại không kém.

Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt. Bang California đã yêu cầu toàn bộ người dân không rời khỏi nhà. 19 bang khác cũng làm theo. Khi tất cả các biện pháp được thực hiện, hơn một nửa dân số Mỹ sẽ được yêu cầu ở nhà để hạn chế tiếp xúc xã hội.

Tuy vậy, Mỹ đã thực hiện các biện pháp này quá muộn. Hiện tại, những vùng chịu ảnh hưởng nặng từ virus như New York, New Orleans, Atlanta, vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề quá tải giường bệnh.

Những phương án để kết thúc đại dịch

Phương pháp phòng chống dịch của Hàn Quốc có thể sẽ là bài học để Mỹ làm theo. Để làm được việc này, Mỹ sẽ cần xét nghiệm càng nhiều càng tốt để xác định người bị bệnh, cách ly họ và tất cả những người từng tiếp xúc.

Đây là phương án được WHO khuyến khích dựa trên những gì đã quan sát tại các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 4.

Ông Trump phát biểu về virus corona ngày 25/3. Ảnh: Mandel Ngan/AFP

Tăng cường năng lực chữa trị cũng sẽ mang lại thay đổi tích cực cho cuộc chiến chống lại virus corona. Nhiều loại thuốc hứa hẹn đang được thử nghiệm và nếu một phương pháp điều trị hoàn chỉnh được tìm ra, thế giới sẽ sớm quay lại thời kì như trước khi dịch bệnh bùng phát.

Cuối cùng, các nhà máy Mỹ có thể tăng cường sản xuất trang thiết bị bảo hộ và máy thở, tăng cường thông tin đến người dân về cách chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 cũng như cải thiện hiệu suất của các bệnh viện.

Hiện tại chưa phải kết thúc, mà trên thực tế, mọi chuyện mới chỉ bắt đầu và chính nước Mỹ sẽ quyết định kết quả của đại dịch lần này.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 5.

Cao Xuân Tài: "Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ"

Ở tập 27 của chương trình " Tình yêu hoàn mỹ ", "Nam vương thế giới 2018"  Cao Xuân Tài  đã đồng ý dẫn "nhân duyên cũ" ra về. 

Trần Diệp Thảo Huyền – một cô gái xinh đẹp, quyến rũ là chủ của một tiệm váy cưới đã dùng hết can đảm để đến tỏ tình với chàng trai năm ấy, chính là Cao Xuân Tài. Trước đây, cả hai người đã từng làm việc với nhau và có những tình cảm trên mức bạn bè nhưng chưa bao giờ thừa nhận.

Trở về từ nước ngoài, Cao Xuân Tài thực hiện cách ly 14 ngày theo đúng quy định. Anh liên tục cập nhật hình ảnh sinh hoạt cũng như clip tập luyện trong khu cách ly khiến khán giả vô cùng thích thú.

Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 1.
Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 2.

Nam vương Cao Xuân Tài chia sẻ hình ảnh cá nhân trong khu cách ly

Chào Cao Xuân Tài, hiện giờ bạn đã quen dần với cuộc sống cách ly chưa?  

Thực ra nhu cầu của Tài cũng không cao nên Tài thấy cuộc sống trong khu cách ly vẫn khá dễ chịu và Tài vẫn sinh hoạt bình thường cùng với mọi người.

Sau màn tỏ tình tối qua, bạn có lên mạng xem phản ứng của khán giả không?

Tài không theo dõi nhiều nhưng Tài có thể thấy điều đó qua trang cá nhân của mình.

Đang là hình mẫu lý tưởng của nhiều cô gái, việc đột ngột tìm được bạn gái của anh chắc chắn sẽ khiến nhiều người hụt hẫng, bạn có lường trước được điều này hay không?

Tài có biết điều này nhưng mình không mấy để tâm đến việc đó vì cái mà Tài muốn mọi người quý trọng ở bản thân là năng lực và giá trị con người của Tài.

Cảm nhận của bạn về mối nhân duyên cũ sau nhiều năm không gặp, bạn có bị bất ngờ không? Vì sao Thảo Huyền gọi bạn là "người hùng"?

Cực kỳ bất ngờ vì nó làm Tài nhớ lại rất nhiều việc trong quá khứ, cái thời tình yêu còn là thứ rất mới mẻ, nồng nhiệt và ngây ngô.

Đúng là lúc đó Tài luôn làm hết sức có thể mỗi khi Huyền cần, tất cả những điều Tài muốn lúc đó là truyền sự tích cực để Huyền có thể mạnh mẽ vượt qua được mọi chuyện. Còn việc Tài có phải là người hùng hay không thì có lẽ Tài không nên là người nhận xét và cũng không mấy để tâm.

Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 3.
Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 4.

Nhiều người thắc mắc là một người điển trai như Cao Xuân Tài mà sao mất nụ hôn đầu trễ như vậy?

Trước đây Tài khá nhút nhát khi gặp phụ nữ lạ hay mới quen. Mặt khác thời điểm năm 2 đại học là thời gian mà gia đình mình rất khó khăn, Tài phải làm nhiều việc để tự trang trải các khoản phí học hành và sinh hoạt của mình. Có lẽ đó là 2 lý do lớn nhất khiến nụ hôn đầu của Tài là "dành cho công việc" chứ không phải "dành cho người yêu".

Thảo Huyền có hỏi thăm hay gửi đồ vào cho bạn trong thời gian cách ly hay không?

Hiện tại Tài và Huyền là bạn bè. Sau chương trình, hai người cũng có gặp mặt đi dạo và nói chuyện như những người bạn. Huyền rất hay hỏi thăm Tài nhưng việc gửi đồ vào khu cách ly là không được phép và không cần thiết nên Tài từ chối tất cả lời đề nghị của mọi người về việc đó.

Các chàng trai trong "Tình yêu hoàn mỹ" có gửi lời chúc mừng bạn không? Có ý kiến cho rằng Cao Xuân Tài không quá thân thiết với dàn trai đẹp của chương trình vì ít tương tác trên mạng xã hội?

Mọi người đều gửi lời chúc mừng Tài nhưng chắc mọi người đã hiểu nhầm vì Tài cũng đã nói trong chương trình rằng tình cảm của Tài đã chuyển hướng và hai người chỉ bắt đầu nói chuyện lại với nhau như những người bạn. Còn lý do Tài ít tương tác với mọi người có lẽ là vì tính Tài không thích dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội.

Nếu có ý kiến cho rằng các chàng trai của "Tình yêu hoàn mỹ" đến chủ yếu để PR bản thân nên nhất quyết không ra về sớm thì bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Tài không có ý kiến gì vì trong thời gian ngắn, Tài không thực sự hiểu được tâm tư của tất cả mọi người. Tất cả mọi người từ khách mời, người chơi đến khán giả đều có những suy nghĩ riêng và có quyền đưa ra quyết định của riêng mình, và nếu quyết định của họ không làm ảnh hưởng đến ai thì đều đáng được tôn trọng. Biên phiên dịch Không đáng bị phán xét.

Dự định của bạn trong tương lai là gì?

T ài dự định sẽ tập trung vào diễn xuất trước tiên, Tài muốn những vai diễn đầu tiên của mình được thành công tốt đẹp. Nếu có cơ hội Tài vẫn muốn tham gia những gameshow truyền hình đặc biệt là các gameshow về du lịch, khám phá, thể thao. Tài nghĩ sẽ rất phù hợp với sở thích và thế mạnh của mình.

Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 6.
Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 7.

Cảm ơn những chia sẻ của Cao Xuân Tài, chúc bạn ngày càng thành công hơn trong tương lai!

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm "con bé là giúp việc mới" và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm

Nếu chuyện mẹ chồng - nàng dâu là vấn đề nhức nhối đối với các bà vợ thì mối quan hệ tam giác giữa mẹ bạn trai - bạn trai - bạn gái cũng là 1 xuất phát điểm gian nan cho tình yêu. Những chủ đề kiểu: "Đến nhà người yêu có nên rửa bát?", "Mẹ bạn trai gây khó dễ ngay trong lần đầu ra mắt " đã quá quen thuộc. Nhưng cách xử lý thế nào lại là quyền quyết định của mỗi cô gái.

Câu chuyện "Mẹ anh luôn đúng!"

Mới đây, câu chuyện của nữ khách mời trong chương trình Tình yêu hoàn mỹ đã khiến nhiều người quan tâm. Cô kể về người bạn trai cũ của mình. Đó là lần ra mắt đầu tiên khi cô về nhà người yêu ở 1 nơi xa.

Cô chia sẻ: "Khi em bước vào nhà bác ấy đã cho em 1 số thử thách. Và câu đầu tiên bác ấy chào em đó là: 'Nhà này không có tiền đâu, ai có tiền thì tự đi mua đồ ăn sáng đi'. Sau câu chuyện đó em nghĩ chỉ là lời đùa thôi và giúp bác dọn dẹp nhà cửa.

Trong lúc em đang dọn dẹp phía sau nhà thì có cô hàng xóm đi qua hỏi: 'Cô bé trắng trẻo đó là ai vậy?'. Bác trả lời: 'Con bé giúp việc mới đến thử việc thôi mà chắc là không được rồi'. Em khá là bất ngờ với câu trả lời đó. Em chưa biết tính cách của bác thế nào nhưng nghĩ chỉ là đùa thôi".

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 1.

Nữ khách mời xinh đẹp trong chương trình Tình yêu hoàn mỹ

Điều làm cô sốc nhất là lúc anh bạn trai đưa ra bến xe để về thì bà mẹ có gọi lại dặn phải ngồi hẳn ra sau yên xe cách 1 khoảng đến bao giờ ra khỏi phố rồi muốn ngồi đâu thì ngồi. Cô cũng đã tâm sự với bạn trai nhưng anh ta không quan tâm.

Cô nhớ mãi câu trả lời: "Mẹ anh đã vất vả nhiều rồi nên cái gì mẹ anh nói cũng đúng hết". Cô chấp nhận và cố gắng suốt gần 5 năm nhưng không có kết quả cô mới ngậm ngùi dừng lại.

Suy nghĩ "cho đi tình yêu sớm muộn gì cũng nhận lại tình yêu" dường như xuất hiện trong quan điểm của rất nhiều cô gái. Nhưng rồi, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng: Sự cố gắng ấy có xứng đáng và những thanh xuân qua đi kết quả nhận lại là những gì?

Con gái hãy yêu bằng lý trí

Đàn ông nhu nhược hay nghe lời mẹ là 1 trong những nỗi lo của các cô gái khi chọn chồng. Thế nhưng, lo lắng ấy vẫn chỉ là 1 khía cạnh cảm xúc còn yêu thì cứ yêu, chịu đựng vẫn tiếp tục chịu đựng.

Đàn ông hay quanh đi quẩn lại những lý do muôn thuở: "Mẹ anh già rồi, mẹ anh đã hi sinh quá nhiều cho con cái, vì bà ấy là mẹ anh" ... và tự cho mình cái quyền luôn đúng. Bởi những công lao trong quá khứ có thể xóa nhòa được lỗi lầm của hiện tại. Sự nhập nhằng này thật khiến người làm vợ phải chịu ấm ức cả đời.

Không ai xui dại các cô phải bỏ bạn trai ngay khi lần đầu ra mắt thất bại nhưng hãy yêu bằng sự tỉnh táo. Chúng ta có thể thử cách này hay cách khác, chúng ta có thể cố gắng dung hòa các mối quan hệ nhưng hãy đặt cho mình 1 mốc thời gian "báo thức". Đừng ngủ quên trong 1 tình yêu mù quáng vô định.

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 2.

Vì sao mà trước khi kết hôn người ta có giai đoạn tìm hiểu, không những chỉ là người bạn đời sau này mà còn tìm hiểu cả người thân của anh ta. Hãy tận dụng khoảng thời gian quý giá này để cân nhắc có nên "đầu tư" cho tình yêu ấy.

Vẫn biết không có con đường nào là trải sẵn hoa hồng nhưng trong quá trình tạo hình tượng tốt đẹp, con gái hãy ghi nhớ những điều sau:

Không đến chơi nhà bạn trai quá nhiều : Đừng tưởng gần gũi sẽ rút gần khoảng cách. Khi người ta đã có hiềm khích với bạn thì càng phải nhìn mặt nhau nhiều sẽ càng gây ra những nỗi khó chịu không thể giải tỏa.

Tạo dấu ấn trong mỗi lần đến chơi : Đừng nghĩ cứ phải lăn lộn trong các ngóc ngách nhà người ta mới là gái đảm. Bạn cần điều tiết mọi thứ hợp lý nhất. Lúc nào cần nói, lúc nào cần hành động. Hãy để cho bà mẹ chồng khó tính nhất cũng phải công nhận sự đa năng và khéo léo của bạn.

Khẳng định vị thế của mẹ bạn trai : Đó là nghệ thuật giao tiếp. Hãy biết khen ngợi 1 cách thật nhất, để mẹ anh ta biết bà là người phụ nữ "lãnh đạo" trong ngồi nhà ấy. Tỏ ra hiểu sâu sắc tính cách cũng như sở thích của bạn trai cũng là cách gây ấn tượng, giúp mẹ anh ấy yên tâm hơn khi giao con trai cho bạn.

Điều quan trọng nhất là "nhu - cương" đúng lúc, đôi khi cần thể hiện quan điểm cứng rắn, đôi lúc lại áp người ta vào thế "sự đã rồi" để họ không thể gây khó dễ cho mình.

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 3.

Nhưng sau 1 thời gian, mọi nỗ lực không thể cải thiện mối quan hệ thì hãy nói rõ ràng với bạn trai. Nếu anh ta phủ nhận hay bênh mẹ thì cần xem xét lại. Còn nếu anh ta tỏ ra công minh và tinh tế trong việc gỡ rối thì xin chúc mừng, bạn vẫn còn cơ hội để hi vọng.

Hãy ghi nhớ, bạn không bắt anh ta lựa chọn bất cứ điều gì cả, bạn chỉ cần được đối xử công bằng và cư xử đúng mực. Thử hình dung xem, khi yêu mà đến phép lịch sự tối thiểu và sự tôn trọng mà người ta dành cho bạn không có thì cưới về sẽ thế nào?

Sự chịu đựng của bạn sẽ dần trở thành thói quen xấu cho cả 2 người: 1 bên thì lầm lũi kìm nén, 1 bên chỉ nói cho sướng miệng. Và rồi, tưởng tượng đi, những uất ức trong bạn dịch công chứng sẽ bị dồn lại, ứ đọng để chờ 1 ngày bùng phát, mối quan hệ sẽ đi về đâu?

Con gái có thì có thời, nên nhớ, người mà bạn nợ nhiều nhất là cha mẹ mình chứ không phải ai khác. Yêu đậm sâu hay yêu lâu cũng chỉ là 1 cách nhìn nhận của riêng bạn. Thời gian không quyết định độ bền của 1 mối quan hệ. Hãy thật sự tỉnh táo khi chọn chồng bởi cuộc đời mình chỉ do duy nhất 1 người quyết định - đó là chính mình.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sáng 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt các thành viên BCĐ đã phát đi những quan điểm chính thức của Việt Nam trước thông tin khẳng định sẽ có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 ở nước ta vào ngày 31/3, thậm chí thêm hàng nghìn ca nữa.

"Trên thế giới, người ta phân tích về các mốc 100 ca, 1.000 ca, rồi 100.000 ca… nên dư luận quan tâm đến việc Việt Nam bao giờ đạt đến mốc 1.000 ca cũng là dễ hiểu. Trung bình thế giới, để đạt từ 100 ca lên 1.000 ca là 9 ngày, riêng Nhật Bản là 28 ngày. Nhưng Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ, cả nước cùng chống dịch nên chúng ta kiểm soát rất tốt. Kết quả là thấp hơn mức trung bình của thế giới rất nhiều", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 khẳng định Việt Nam không thể đạt đến 1.000 ca nhiễm như thông tin lan truyền.

Theo Phó Thủ tướng, đến sáng nay, Việt Nam đã ghi nhận 137 ca mắc mới (cùng 16 ca của giai đoạn 1 đã chữa khỏi là tổng 153 ca), nhưng đã có tới 86 ca là những người từ nước ngoài nhập cảnh và đã được cách ly tập trung ngay từ lúc xuống sân bay, hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Chỉ có 51 ca (cũng từ nguồn nhập cảnh) đã vào cộng đồng, trong số này đáng lưu ý có tới 20 người nhiễm trên chuyến bay VN0054 và 12 người ở Bình Thuận từ nguồn lây BN34, có 3 người là F2.

Nếu tính từ cột mốc 100 ca vào ngày 22/3, đến hôm nay đạt 137 ca mắc COVID-19, thì chỉ có 19 người bị phát hiện ở trong cộng đồng, chưa có trường hợp nào F2 lây nhiễm. Kết quả này là nhờ sự kiểm soát rất tốt của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận. Như vậy, để tăng từ mốc 100 lên 1.000 còn tùy thuộc vào cách thức mỗi nước ứng phó với tình hình dịch bệnh ra sao.

"Với các biện pháp mới đây, chúng ta sẽ kiểm soát tốt hơn nữa. Điều quan trọng lúc này là mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện thật tốt các yêu cầu từ Chính phủ, Bộ Y tế, thực hiện tốt các hướng dẫn phòng dịch. Chúng ta sẽ phấn đấu thành công như giai đoạn 1.Chắn chắn đến 1/4, Việt Nam không thể đạt đến mốc 1.000 ca nhiễm bệnh", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại cuộc họp, đến sáng nay, Bộ Y Biên phiên dịch tế đã hoàn thiện và ban hành Kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19; chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước thực hiện tăng cường phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế và tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; ban hành hướng dẫn cập nhật chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Tình hình tại Bệnh viện Bạch Mai:

+ Thực hiện đóng cửa cách ly toàn diện 03 Khoa là: Khoa C4 (Viện Tim mạch Quốc gia), Khoa Thần kinh và Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Nhân viên y tế các khoa này được cách ly ngay tại Khoa và tại khu cách ly trong Bệnh viện. Bệnh nhân các khoa này cũng được cách ly và tiếp tục điều trị tại Khoa (Riêng 90 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Nhiệt đới được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)…

+ Tổ chức triển khai cách ly 573 trường hợp bao gồm nhân viên, bệnh nhân, học viên, người chăm sóc có tiếp xúc gần với trường hợp xét nghiệm dương tính.

+ Đang tiến hành xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV -2 cho tất cả nhân viên bệnh viện (gần 4.000 người) và khoảng 1.000 bệnh nhân đang điều trị.

+ Tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, dừng hoạt động của nhà tang lễ và nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân; Yêu cầu toàn bộ nhân viên Bệnh viện dừng hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ tại các phòng khám tư.

+ Giãn khoảng cách giường bệnh tại các khoa quá tải và điều trị người bệnh nặng như Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Thận nhân tạo, Ung bướu…

+ Giảm tải người bệnh tối đa, đảm bảo xét nghiệm âm tính trước khi cho xuất viện và báo Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương nơi cư trú tiếp tục theo dõi sức khỏe.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 5.